Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Dân Ấn sôi sục tẩy chay hàng Trung Quốc: nói dễ, làm mới khó...
Một khảo sát online trên 32.000 người Ấn Độ của trang LocalCircles: 87% tuyên bố sẵn sàng không xài, không bán hàng "Made in China" ít nhất 1 năm, từ thực phẩm, hàng tiêu dùng đến các ứng dụng di động. Có dễ dàng không?

Sục sôi phẫn nộ vì cuộc đụng độ đẫm máu ở biên giới, người Ấn kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Nhưng nói thì dễ, làm mới thấy khó vì còn phải tính đến chuyện hàng bị tẩy chay có sản xuất được ở Ấn Độ hay không.



Kết quả một cuộc khảo sát online trên 32.000 người Ấn Độ của trang LocalCircles cho thấy có tới 87% tuyên bố sẵn sàng không xài và không bán hàng "Made in China" trong vòng ít nhất 1 năm, từ các loại thực phẩm, hàng tiêu dùng đến cả các ứng dụng di động.



Trong khi đó, mạng xã hội Ấn Độ tràn ngập các đoạn clip ghi lại cảnh người dân đập nát và đốt tivi, điện thoại Trung Quốc bên cạnh cờ và hình các lãnh đạo Bắc Kinh.




Tẩy chay có chọn lọc



Những người ủng hộ tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tin rằng tình trạng thâm hụt thương mại, tức việc Ấn Độ nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn xuất khẩu, là thanh gươm bén sẽ khiến Bắc Kinh đau đớn. Nhưng số ít khác lại cho rằng đó thật ra là điểm yếu của Ấn Độ.



Ẩn đằng sau làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc tại Ấn Độ là một vấn đề chiến lược mà các nhà lãnh đạo New Delhi buộc phải thay đổi: sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nói như một nhà quan sát, Ấn Độ hiện có quá ít các lựa chọn trả đũa Trung Quốc và nếu có tiến hành, các biện pháp trả đũa như tẩy chay hàng hóa hoặc nâng thuế quan cũng chỉ mang tính biểu tượng, truyền tải thông điệp chứ không thể khiến Bắc Kinh vì thiệt hại mà nhượng bộ.



Ông Ramdas Athawale, một bộ trưởng liên bang trong chính quyền Thủ tướng Narendra Modi, hôm 17-6 đã kêu gọi người dân tẩy chay đồ ăn cùng các nhà hàng Trung Quốc. Trước đó, Liên minh các thương nhân Ấn Độ (CAIT) đã công bố danh sách hơn 500 mặt hàng Trung Quốc bị tẩy chay, đồng thời kêu gọi những người nổi tiếng Ấn Độ không làm đại diện hình ảnh cho các sản phẩm này.



500 mặt hàng này đã được lựa chọn thận trọng và hầu hết đều là hàng hóa có ít chất xám, có thể sản xuất trong nước hoặc tìm kiếm nguồn thay thế từ nước khác. CAIT được cho là đại diện hơn 40.000 nhà buôn tại Ấn Độ.



Một số tờ báo Ấn Độ đang cố gắng giữ sự tỉnh táo và tìm cách đi ngược làn sóng bài Hoa mạnh mẽ. Times of India hay Economic Times đều cho rằng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, thậm chí đoạn tuyệt giao thương là chuyện "lợi bất cập hại".



Times of India lập luận rằng Trung Quốc chiếm 5% xuất khẩu và 14% nhập khẩu của Ấn Độ, trong khi đó Ấn Độ chỉ chiếm 3% trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc và chưa tới 1% nhập khẩu. Nếu đoạn tuyệt giao thương, Ấn Độ sẽ mất nhiều hơn trong khi thiệt hại của Trung Quốc chỉ như "muỗi chích".



Chiến lược dài hơi của Trung Quốc



Chính quyền Bắc Kinh luôn phản ứng mạnh với các nước đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma - lãnh tụ tinh thần đấu tranh quyền tự trị cho Tây Tạng. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy các nước từng tiếp đón ông đều đối mặt với tình trạng bị sụt giảm lượng xuất khẩu sang Trung Quốc.



Tuy nhiên, Trung Quốc lại không trừng phạt Ấn Độ - nước đang cho Đạt Lai Lạt Ma tị nạn. Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách (Ấn Độ), nhận định Bắc Kinh không muốn trừng phạt New Delhi vì "chứa chấp" Đạt Lai Lạt Ma bởi lợi ích chiến lược từ hành động đó không đáng kể.



Ngược lại, Trung Quốc còn muốn tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế với Ấn Độ và kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào thị trường này. "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi trọng mối quan hệ thương mại không cân xứng với Ấn Độ và xem nó như một vũ khí chiến lược để làm suy yếu ngành sản xuất của Ấn Độ" - ông Chellaney lập luận. Để một chiếc điện thoại thông minh được làm ra ở Ấn Độ, cần khoảng 30% hoặc 40% linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc.



Đã có vài ý kiến phản bác quan điểm của ông Chellaney rằng trong thời đại toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể đứng riêng một mình. Số khác lại nhìn về cuộc đối đầu hiện tại và cho rằng có rất ít lối thoát cho cả voi và gấu trúc, khi mà cả hai quốc gia đều đang được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo có nhiều tham vọng muốn khẳng định uy thế của người khổng lồ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (20-03-2024)
    Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào? (19-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Cụ ông mắc COVID-19 nhận hóa đơn điều trị dài... 181 trang, hơn 1,1 triệu USD (14-06-2020)
    Hãy dồn phiếu cho David Hill vào chức vụ Dân Biểu Liên bang (13-06-2020)
    Kansas Star to Re-Open to the Public on May 23 (23-05-2020)
    Đại sứ Trung Quốc ở Israel đột tử tại nhà riêng (17-05-2020)
    Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng ASEAN trong bối cảnh dịch COVID-19 (13-05-2020)
    Việt Nam góp 50.000 USD, ủng hộ WHO trong nỗ lực chống lại COVID-19 (24-04-2020)
    Nơi nào trên thế giới chưa bị COVID-19 tấn công? (01-04-2020)
    'Đừng lặp lại những sai lầm như người Ý chúng tôi đã mắc phải' (01-04-2020)
    VỀ HAY KHÔNG VỀ? (24-03-2020)
    Gần nửa nhân viên của viện dưỡng lão tại Seattle có triệu chứng COVID-19 (10-03-2020)
    8 người nước ngoài trên chuyến bay VN0054 dương tính với COVID-19 (08-03-2020)
    NÓNG: 4 người ở Iran tử vong do nhiễm COVID-19 (21-02-2020)
    Singapore xác nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm viêm phổi do virút corona (24-01-2020)
    Nhiều năm ăn cơm với ớt để chăm em bị bệnh, cô gái qua đời vì suy kiệt (15-01-2020)
    Bị thiêu sống vì điện thoại phát nổ (29-12-2019)
    Công dân Trung Quốc bị bắt vì chụp ảnh ở căn cứ không quân của hải quân Mỹ (29-12-2019)
    Hàn Quốc tạm đóng 15 nhà máy nhiệt điện than để hạn chế ô nhiễm (28-11-2019)
    Trăn dài 4 mét sống trên trần nhà 10 năm (21-11-2019)
    Xông vào trường mẫu giáo, xịt hóa chất làm 51 trẻ Trung Quốc bị thương (12-11-2019)
    Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam 'như tận thế' (10-11-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152736865.